Sự ra đời và cải tiến của các công cụ, thiết bị đo lường cơ thể người

Từ thời cổ đại, người ta đã tìm ra các phương pháp đo lường cơ thể. Từ những thiết bị đơn giản, ngày nay được chú trọng và cải tiến hơn, từ các công cụ thô sơ giờ đã trở thành những thiết bị hiện đại và thiết yếu, nhiều tính năng. Bài viết ngày sẽ “lật lại” quá trình phát minh, hình thành và cải tiến của những thiết bị đo sức khoẻ .

Sự ra đời của thước đo sức khoẻ

Vào năm 1959, Tanita đã bắt đầu sản xuất và bán thiết bị Y tế với tên gọi “Health Meter”, tức là đồng hồ đo sức khoẻ. Tại thời điểm đó, Đồng hồ đo sức khoẻ được hiểu như là một công cụ đo lường giúp cho con người đạt mục tiêu tăng cân.

Lịch sử của công cụ đo lường sức khoẻ

Tương truyền lại rằng, xưa kia trong các triều đại Mughal Ấn Độ, mỗi lần sinh nhật đức vua, người thường đo trọng lượng cơ thể mình rồi cho thông báo với các quần thần cùng biết. Bởi đối với quan điểm thời đó, việc cân nặng của đức vua tăng lên chính là dấu hiệu của việc quốc gia sẽ trở nên hưng thịnh, phát triển. Cân nặng, sức khoẻ chính là biểu tượng cho sự phồn vinh. Câu chuyện này cũng có ít nhiều liên quan đến một giai đoạn lịch sử Nhật Bản những năm 1930. Trong thời điểm này, một trong những căn bệnh hiểm nghèo, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người thời bấy giờ chính là căn bệnh lao phổi. Người mắc bệnh lao sẽ trở nên rất gầy gò, ốm yếu. Và việc những bệnh nhân này có thể lấy lại được cân nặng sẽ là những dấu hiệu tích cực cho sự hồi phục thể trạng. Do vậy, đối với người Nhật, cân nặng chính là thước đo rõ ràng cho sức khoẻ con người. có thể thấy rằng “thể trạng nặng” = “có sức khoẻ”.

Sự ra đời của cân đo lượng mỡ

Cùn với sự tăng trưởng Kinh tế, ngày nay, nên Y học đã tiến bộ rất nhiều. Các căn bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm như bệnh lao đã giảm đáng kể. Khi đánh giá lại những căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong, các căn bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng lipid máu, các căn bệnh lối sống như xơ cứng động mạnh, bệnh lao phổi (xếp thứ 10)…là những TOP căn bệnh tràn lan, và gây ra nhiều tổn hại nhất. Những căn bệnh ấy có thể gây ra gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim, và xảy ra nhiều đối với những người bị béo phì. Vì vậy, cách suy nghĩ của con người về cân nặng đã thay đổi rất nhiều. Trong những năm gần đây, một chỉ số được gọi là Chỉ số cơ thể (BMI) có thể đánh giá một người liệu có mắc chứng béo phì hay thừa cân hay không; dựa trên mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng.

Hãy cùng xem xét một vài sự khác biệt giữa lượng mỡ trong cơ thể và lượng cơ trong cơ thể người. Xét 1 lượng mỡ và 1 lượng cơ có cùng trọng lượng thì lượng mỡ ấy sẽ nhiều gấp 1,2 lần so với chừng ấy cơ bắp cùng trọng lượng (vì khối lượng là khác nhau). Vì thế có sự khác biệt rất lớn giữa những người nhiều mỡ và những người có nhiều cơ. Một thiết bị đo lượng mỡ cơ thể đã được nghiên cứu và phát triển để đo lượng chất béo mà không thể nhìn thấy. Vai trò của mỡ chủ yếu là cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể để chuẩn bị cho lúc đói, tích tụ năng lượng dư thừa, để bảo vệ cơ thể khỏi bị sốc, duy trì nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu lượng mở bị tích lũy quá mức, không chỉ gây ra các bệnh liên quan đến lối sống mà trọng lượng của chúng cũng có thể gây gánh nặng cho khớp và gây tổn thương cho người tập thể dục. Do đó, Tanita đã sản xuất và bán lần đầu tiên trên thế giới một máy đo mỡ cơ thể  vào năm 1992.

Sự ra đời của máy phân tích thành phần cơ thể

Có thể nói lượng mỡ được gắn xung quanh cơ quan nội tạng (mỡ nội tạng) nếu dư thừa sẽ dẫn đến nhiều hội chứng chuyển hóa (huyết áp cao / tăng lipid máu / tăng đường huyết). Do đó, TANITA nghiên cứu sâu và phát triển công nghệ đo lường có thể đo được lượng chất béo, mỡ nội tạng, lượng cơ bắp và lượng xương riêng biệt. Điều này giúp ta nhận biết các yếu tố tạo nên cơ thể chi tiết hơn, chẳng hạn như mức chất béo nội tạng, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, hàm lượng nước trong cơ thể. Do đó, trong năm 2003, TANITA không chỉ sản xuất và kinh doanh loại thiết bị đo lượng mỡ nội tạng cơ thể, bắt đầu sản xuất và bán ra dòng máy phân tích thành phần cơ thể trên thị trường. Nhờ đó, người ta có thể biết được nguy cơ tích tụ mỡ nội tạng và đưa ra một dấu hiệu cho thấy mức độ rủi ro của bệnh lối sống liên quan đến. Ngoài ra, số liệu về tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cũng được chỉ ra, giúp bạn phân tích được chất béo có dễ tiêu thụ hay không. Bằng cách này, hiểu được trạng thái cơ thể của bạn là một gợi ý dẫn đến cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.

Một máy phân tích thành phần cơ thể có thể sử dụng để kiểm soát sức khoẻ của nhiều người

Công nghệ đo lường đã phát triển kể từ máy phân tích thành phần cơ thể ra đời, nhờ vậy ta có thể đo lường không chỉ toàn bộ cơ thể mà còn các bộ phận khác như cánh tay và chân. Độ tuổi và phạm vi được đo cũng được mở rộng, để chúng tôi có thể đo lường thành phần cơ thể của trẻ em 6 tuổi và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một máy đo mỡ bụng có khả năng đo tỷ lệ mỡ bụng trong lúc ngủ đã được phát triển, và nó đã trở thành có thể sử dụng nó để sức khỏe của những người quá mập, không có khả năng tự đi/ đứng.